Cổ phiếu ngành thép là nhóm cổ phiếu được phần lớn các nhà đầu tư quan tâm. Trong năm 2020 Việt Nam nằm trong top quốc gia đứng đầu sản xuất thép thế giới. Điều này thể hiện tiềm lực của ngành thép tại Việt Nam. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về cổ phiếu ngành thép.
1. Cổ phiếu ngành thép là gì?
Cổ phiếu ngành thép là tập hợp những mã cổ phiếu có liên quan đến thép. Các loại cổ phiếu này xác định trên những dữ liệu hoặc giấy chứng nhận được ghi bằng bút toán. Cổ phiếu ngành thép được phát hành bởi các tập đoàn và công ty thép trên thị trường.
2. Danh sách cổ phiếu ngành thép
Danh sách 20 mã cổ phiếu ngành thép nổi nhất hiện nay:
Mã DTL là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Đại Thiên Lộc – HOSE
Mã HMC là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Kim khí thành phố HCM – Vnsteel – HOSE
Mã HPG là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát – HOSE
Mã HSG là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen – HOSE
Mã NKG là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép Nam Kim – HOSE
Mã POM là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép Pomina – HOSE
Mã SMC là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại SMC – HOSE
Mã TLH là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Tập đoàn Thép Tiến Lên – HOSE
Mã VCA là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép VICASA – HOSE
Mã KKC là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Kim Khí KKC – HNX
Mã KMT là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Kim khí Miền Trung – HNX
Mã SSM là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần chế tạo kết cấu thép VNECO.SSM – HNX
Mã BVG là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Đầu tư BVG – UPCOM
Mã DNY là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép Dana – Ý – UPCOM
Mã TDS là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép Thủ Đức – Vnsteel – UPCOM
Mã TIS là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên – UPCOM
Mã TNB là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép Nhà Bè – VNSTEEL – UPCOM
Mã TNS là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Thép Tấm lá Thống Nhất – UPCOM
Mã TTS là cổ phiếu ngành thép của Công ty Cổ phần Cán thép Thái Trung – UPCOM
Mã TVN là cổ phiếu ngành thép của Tổng Công ty Thép Việt Nam – CTCP – UPCOM
3. Đặc trưng của những mã cổ phiếu ngành thép
Cổ phiếu thép Chịu tác động nhiều từ biến động của ngành thép nên có một số đặc trưng như sau:
Tính chu kỳ: Ngành thép biến động theo chu kỳ nên cổ phiếu cũng biến động theo chu kỳ. Mỗi chu kỳ tăng hay giảm kéo dài 2 năm. Giai đoạn 2016 – 2018 là chu kỳ tăng. Nổi bật có thể kể đến giá cổ phiếu NKG tăng hơn 400%, cổ phiếu HPG tăng 384%, cổ phiếu HSG tăng hơn 250%. Giai đoạn 2020 – 2022 là chu kỳ tăng. Nổi bật có thể kể đến giá cổ phiếu HPG tăng 271%, giá cổ phiếu NKG tăng hơn 694%. Và HSG cũng tăng hơn 694%.
Phụ thuộc quá nhiều vào giá thép thế giới: Cuối tháng 11 năm ngoái, giá cổ phiếu thép tại Việt Nam sụt giảm. Nguyên nhân là do giá thép thế giới giảm. Cụ thể giá thành giảm từ 6.000 Nhân dân tệ/tấn xuống gần 4.300 Nhân dân tệ/tấn. Nhưng tại phiên giao dịch đầu tiên sau nghỉ Tết 2022, giá cổ phiếu thép đã tăng trung bình 19,6% so với trước Tết. Nguyên nhân là do giá thép thế giới tăng 5% cùng thời kỳ.
4. Có nên đầu tư cổ phiếu ngành thép
Đầu tư cổ phiếu ngành thép có cơ hội và thách thức thế nào? Đầu tư cổ phiếu ngành thép trong giai đoạn này nên hay không? Cùng chúng tôi đi tìm lời giải nhé.
Cơ hội khi đầu tư vào cổ phiếu ngành thép
Mặc dù nhiều mã cổ phiếu ngành thép tiềm năng đang sự suy giảm, nhưng chuyên gia dự báo ngành thép sẽ tái hòa nhập vào thị trường và tăng trưởng trở lại trong tương lai. Cụ thể cổ phiếu ngành thép có những cơ hội sau đây:
- Tốc độ phát triển hạ tầng sẽ tăng khi hoạt động thi công được đẩy mạnh
- Nhu cầu thép trên toàn cầu ngày càng cao, từ đó đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu
- Thị trường bất động sản bắt đầu được hâm nóng trở lại
- 1-2 năm tới cổ phiếu ngành thép sẽ chuyển mình, và đầu tư vào cổ phiếu ngành thép ở thời điểm hiện tại có thể là nền tảng để thu lợi nhuận hấp dẫn trong tương lai.
Thách thức khi đầu tư vào cổ phiếu ngành thép
Việc không đủ nguồn cung, quặng sắt hạn chế trong việc khai thác và sản xuất là khó khăn đối với cổ phiếu ngành thép, đặc biệt với đất nước đẩy mạnh xuất khẩu thép như Việt Nam.
Mặc dù có sự tăng trưởng về tình hình kinh doanh, nhưng đa phần đều nhờ tiêu thụ tôn mạ trong nước, nên ngành thép thì chưa thấy sự tiến triển.
Việt Nam hiện đang có cơ hội tăng sản lượng xuất khẩu thép
Việt Nam có cơ hội trở thành công xưởng sản xuất thép mới của thế giới. Ngành Thép Trung Quốc giảm sản lượng từ tháng 5/2021, do Trung Quốc bắt đầu thi thành một số chính sách dự báo gây khó khăn cho ngành thép trong nước.
Các nước phát triển như Mỹ và Nhật Bản giảm dần sản lượng thép sản xuất trong nước. Nguyên nhân là vì họ theo đuổi các ngành công nghiệp xanh nhằm bảo vệ môi trường. Kết quả là cạnh tranh ngành thép giảm. Đồng thời giá chi phí tăng, giá nhân công tăng. Đây là cơ hội ngành thép ở các nước đang phát triển với nguồn nhân công rẻ như Việt Nam phát triển.
Trên đây là thông tin về cổ phiếu ngành thép. Các nhà đầu tư nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi quyết định đổ tiền vào.
Tìm đọc thêm nhiều thông tin thú vị về lĩnh vực tài chính nhanh chóng tại: https://clickdautu.com