Thiết lập các mục tiêu tài chính cũng như các kế hoạch tài chính trong năm là điều vô cùng quan trọng. Điều này giúp bạn có kế hoạch cho năm mới, gia tăng định hướng tài chính của bạn thân và có kế hoạch vững chắc cho tương lai của mình. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu 4 mục tiêu tài chính quan trọng mà ai cũng nên có bạn nhé!
Tiết kiệm nhiều cho tương lai
Không có gì đáng ngạc nhiên khi một trong những giải pháp tài chính hàng đầu là tiết kiệm nhiều tiền hơn. Để làm được điều này, mỗi người cần cắt giảm chi tiêu ở những khoản không cần thiết, tìm cách nâng cao thu nhập và có kỷ luật trong việc để dành tiền.
Tiết kiệm nhiều hơn cũng tạo điều kiện cho bạn lập quỹ dự phòng khẩn cấp – bước đầu tiên trong lộ trình xây dựng nền tài chính cá nhân bền vững. Quỹ này tương đương 3 đến 6 tháng chi tiêu, tùy thuộc vào việc bạn đã có người phụ thuộc hay bảo hiểm nhân thọ chưa.
Khi tích lũy được tiền, nhiều người chuộng gửi ngân hàng. Có hai lưu ý trong bối cảnh hiện tại. Trước hết cần theo dõi và so sánh lãi suất giữa các nhà băng trên thị trường để chọn ra đơn vị có mức lãi suất cao và an toàn
Lập ngân sách cá nhân một cách chi tiết
Mỗi người sẽ có một ngân sách khác nhau, có thể tối ưu hoặc cần điều chỉnh. Nhưng ít nhất, việc theo dõi chi tiêu thông qua ngân sách có thể là công cụ hữu ích để hiểu rõ hơn tiền của bạn đi đâu mỗi tháng. Một ngân sách rõ ràng có thể giúp bạn đặt ra những nguyên tắc về những gì đủ khả năng chi tiêu và xác định những thứ có thể cắt giảm.
Bắt đầu bằng cách ghi lại tất cả chi phí cố định như tiền thuê nhà, trả ngân hàng, hóa đơn điện – nước – internet, tiêu dùng hàng ngày, tiết kiệm… Bạn có thể ghi ra sổ hoặc tải ứng dụng lập ngân sách.
Trả hết những khoản nợ
Tài chính của bạn không thể lành mạnh nếu bản thân vẫn còn mắc nợ ngân hàng, thẻ tín dụng, người thân và bạn bè… Trả hết nợ trong năm sau là mục tiêu lý tưởng. Nhưng nếu khó thể thực hiện, bạn cần “sàng lọc” ra những khoản nào cần ưu tiên trả trước, chẳng hạn như khoản vay đang chịu lãi suất cao, khoản vay sắp hết thời hạn hưởng lãi ưu đãi…
Thanh toán đủ dư nợ thẻ tín dụng cũng là điểm cần lưu ý. Lịch sử thanh toán là một trong những yếu tố quan trọng để các đơn vị cho vay đánh giá “điểm tín dụng” của mỗi người. Do đó, bạn phải thanh toán số dư thẻ tín dụng đúng hạn và đầy đủ hàng tháng.
Cân đối danh mục đầu tư sao cho hiệu quả
Xem lại danh mục vào cuối năm là thói quen tốt và được nhiều chuyên gia, nhà đầu tư tán thành. Trong bối cảnh vĩ mô và các kênh tài chính đều có những biến động đan xen, bạn càng cần phải cân đối và chọn ra kênh đầu tư nào vẫn phù hợp, kênh nào nên giảm tỷ trọng để hạn chế rủi ro hay nên rót tiền thêm vào đâu để hưởng lợi cho năm sau.
Ngoài ra, mọi thứ đều có thể thay đổi rất nhiều trong một năm, kể cả bản thân bạn. Ví dụ có thể bạn cần mua một chiếc ôtô mới, đang tìm mua một ngôi nhà hoặc có lẽ bạn đang chuẩn bị nghỉ hưu. Việc đánh giá và cân đối lại danh mục giúp đảm bảo chiến lược đầu tư của bạn vẫn phù hợp với mục tiêu, khả năng chấp nhận rủi ro và thời gian của bạn.
Trên đây là 4 mục tiêu tài chính quan trọng nhất mà bạn cần có trong năm mới. Điều này giúp bạn có một nền móng tài chính vững chắc và cơ hội nâng cao tài chính cá nhân của mình. Chúc bạn thành công trong việc xây dựng tài chính cá nhân vững mạnh.
Xem thêm: Tháp tài sản – Bí quyết giúp xây dựng tài chính cá nhân bền vững