Sàn FTX là gì? Điều gì kiến sàn FTX phá sản

Sàn FTX thành lập chưa lâu nhưng có tốc độ phát triển đáng kinh ngạc. Nhưng hiện nay sàn ftx đã không còn tồn tại. Nguyên nhân do đâu hãy cùng Clickdautu.com tìm hiểu.

1. Sàn FTX là gì?

Sàn FTX được thành lập bởi Market Maker khét tiếng trong thị trường tiền mã hoá, cung cấp thanh khoản lớn nhất thế giới Alameda Research. Vì sàn FTX được xây dựng bởi nhà đầu tư và dành cho nhà đầu tư, nên rất hiểu tâm lý, mong muốn của người dùng.

Sàn FTX là gì?

Sàn FTX cung cấp các sản phẩm phái sinh như giao dịch tức thì Spot, Hợp đồng tương lai Futures Contracts, Leveraged Tokens (Margin), Move Contracts,và OTC. Sàn có định hướng như sau:

Xử lý những vấn đề mà các sàn giao dịch Futures thường hay gặp phải

Phát triển, xây dựng nhiều sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu phát triển và giao dịch.

Sàn FTX xây dựng cho các nhà đầu tư, nhà giao dịch. Đội ngũ sàn lắng nghe ý kiến phản hồi của khách hàng.

Tìm hiểu thêm thông tin: Sàn MEXC là gì? Thông tin và cách đăng ký tài khoản sàn MEXC

2. Quá trình sàn FTX phá sản

Chỉ vài ngày, FTX đi từ mức định giá 32 tỉ USD đến phá sản sau khi thanh khoản cạn kiệt. Tất cả các khách hàng yêu cầu rút tiền và sàn giao dịch Binance không mua lại công ty.

Trong ngày 10 – 11/11/2022, thị trường tiền mã hóa lao dốc cực nhanh sau động thái từ Binance, giá bitcoin thấp xuống mức kỷ lục trong 2 năm. Sau 1 đêm, giá bitcoin giảm xuống dưới mức 16.000 USD kể từ năm 2020.

Động thái của Binance khiến nhiều nhà đầu tư bán tháo FTT (đây là đồng tiền mã hóa của sàn FTX), điều này làm cho giá sàn FTT liên tục giảm sút. Trong tuần 6 – 12/11/2022, giá FTT giảm đến 90%, chỉ còn khoảng 2 USD.

Ngày 11/11/2022 người sáng lập FTX Sam Bankman-Fried từ chức giám đốc điều hành. Sàn nhanh chóng thay thế để John J. Ray III thay thế vị trí này.

Tuy nhiên, đệ đơn xin phá sản theo chương 11 Luật phá sản của Mỹ không phải là dấu chấm hết cho doanh nghiệp. Do đó, các công ty nộp đơn phá sản cần thời gian để cơ cấu các khoản nợ và có thể quay trở lại thị trường.

Quá trình sàn FTX phá sản

Trước khi nộp đơn xin phá sản, sàn FTX còn khoản nợ 7 tỉ USD. Việc này bắt nguồn từ quyết định của Bankman-Fried vài tháng trước. Ông đã khi tung ra nhiều khoản cho vay khẩn cấp có giá lên đến hàng trăm triệu USD để cứu các công ty cùng ngành trước bờ vực phá sản.

3. Điều gì khiến sàn FTX phá sản

Nguyên nhân đầu khiến cho sàn FTX phá sản là do các phương pháp quản lý có dấu hiệu bất hợp pháp. Theo một số phương tiện truyền thông của Mỹ, một “cửa sau” trong phần mềm kế toán của công ty đã để hàng tỷ USD được chuyển vào Alameda Research. Đây là quỹ đầu tư chuyên kinh doanh tiền điện tử. Đồng thời công ty này cũng thuộc về quyền quản lý của Sam Bankman-Fried.

“Một phần” trong số hàng tỷ USD đó được lấy từ quỹ khách hàng FTX. Theo Wall Street Journal, nền tảng này đã thay mặt cho các khách hàng nắm giữ lượng tiền điện tử giá lên tới 16 tỷ USD nhưng đã bỏ túi một nửa số tiền đó cho Alameda Research. Mặc dù phủ nhận thông tin này, nhưng ông Sam Bankman-Fried vẫn xác nhận đã chuyển 10 tỷ USD sang Alameda Research.

Điều gì khiến sàn FTX phá sản

Phần lớn tài sản do FTX và Alameda Research nắm giữ tạo thành từ các tài sản kém thanh khoản, gồm cả mã thông báo FTT do nền tảng này tạo ra. Trước khi có thông tin này, một số nhà đầu tư đã lo về nguy cơ mất khả năng thanh toán của Alameda Research. Điều này khiến giá trị của mã FTT giảm từ 25,50 euro vào đầu tháng 11/2022 xuống còn 1,80 euro chỉ trong 10 ngày.

Cuối tuần 2 tháng 11/2022, Giám đốc điều hành Binance Changpeng Zhao đã bán tất cả các mã FTT của mình. Binance mua với giá 529 triệu USD và bán với giá 23 triệu USD. Claire Balva,

Giám đốc mảng blockchain, tiền điện tử tại KPMG của Pháp, nói rằng: “Điều này thực sự là một nhát con dao chém đối thủ cạnh tranh, khiến cho các nhà đầu tư hoảng sợ”.

Sợ mất giá, các nhà đầu tư rút hàng tỷ tiền điện tử trong vài giờ, làm cho FTX gặp rắc rối. Để thoát khỏi tình trạng này, FTX liên hệ Binance yêu cầu giúp đỡ. Binance đã lần đầu tiên ký một Ý định thư về việc tiếp quản vào ngày 8/11. Sau đó Binance lại từ chối vào ngày 9/11. Nguyên nhân là “các vấn đề ngoài tầm kiểm soát” và “việc quản lý quỹ của khách hàng có dấu hiệu sai phạm”.

Trong khi không thể giải quyết được vấn đề sụt giảm không kiểm soát của các mã hàng hóa, nền tảng FTX bị hacker tấn công, khiến vấn đề tồi tệ hơn. Công ty phân tích Elliptic cho biết 663 triệu USD trong các loại tiền điện tử đã bị “bốc hơi” khỏi ví FTX. Hơn 477 triệu USD tin tặc “nẫng” mất, phần còn lại được chuyển vào các tài sản ít rủi ro hơn.

Sở Giao dịch Chứng khoán và Bộ Tư pháp Mỹ đang mở rộng điều tra để có thêm thông tin về vụ phá sản này.

FTX là sàn giao dịch lớn thứ ba thế giới. FTT từng thuộc nhóm tiền mã hóa hàng đầu. Sàn phá sản khiến nhiều nhà đầu tư lao đao.

Xem thêm: Các chỉ số chứng khoán thế giới quan trọng mà nhà đầu tư nên biết